Advertise

0932 55 4444
happymomspa@gmail.com
 

Tuần thai thứ 4

Ngày thai thứ 22 - 28 (ngày 36 - 42 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)

Em bé của bạn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tuy vậy thế giới bên ngoài vẫn chưa thấy được bất kỳ dấu hiệu nào về những biến chuyển ngoài sức tưởng tượng đang diễn ra bên trong cơ thể bạn đâu – trừ khi lúc này bạn đã ý thức được việc mình có thai và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh một cách đáng ngạc nhiên.

Thai nhi phát triển như thế nào?

Sâu bên trong tử cung của bạn, phôi thai đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại thời điểm này, bé lớn bằng một hạt vừng (mè) và trông giống một chú nòng nọc hơn là một con người. Bé hiện tại được cấu tạo bởi ba lớp – ngoại bì, trung bì và nội bì – mà sau này sẽ tạo thành tất cả các cơ quan và mô.

Ống thần kinh – từ đây não bộ, dây sống, tế bào thần kinh và cột sống của bé sẽ được tạo thành – đang bắt đầu phát triển ở lớp ngoại bì trên cùng. Lớp này còn tạo thành da, tóc, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng. Tim và hệ tuần hoàn của bé cũng bắt đầu hình thành ở lớp trung bì. (Trên thực tế, tuần này, trái tim tí hon đã bắt đầu chia ngăn, đập và bơm máu.) Lớp trung bì cũng tạo nên cơ bắp của bé, sụn, xương và các mô dưới da. Lớp thứ ba, còn gọi là lớp nội bì, sẽ là nền tảng của phổi, ruột, hệ bài tiết sơ khai cũng như tuyến giáp, gan và tuyến tụy.

Trong lúc này, nhau thai và dây rốn sơ khai đã bắt tay vào việc vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho bé của mình.



Hãy cùng điểm lại những biến chuyển từng ngày của bé trong tuần thai thứ 4:

Ngày thứ 15: Hệ thống mạch máu của bé đã hình thành ở mức ban sơ. Một hệ tế bào tạo thành các ống với nhiệm vụ vận chuyển máu đi khắp cơ thể bé bỏng của bé.
Mẹ làm cho con: Hãy tránh xa thuốc lá. Những phụ nữ hút thuốc trong thai kỳ dễ sinh con thiếu cân và khiếm khuyết tim.

Ngảy thứ 16: Em bé là một tập hợp các tế bào đang phát triển không lớn hơn một cái hạt anh túc. Nhau thai đang dần hoàn thiện để tham gia vào hệ thống hỗ trợ cho bé, sẵn sàng cho việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho em bé trong suốt thời gian bé ở trong bụng mẹ.
Mẹ làm cho con: Tốt nhất là nên bắt đầu bổ sung các vitamin tiền sinh sản ngay khi bạn, quyết định mang thai. Nếu mẹ chưa có thói quen bổ sung vitamin hàng ngày, hãy bắt đầu ngay từ ngày này. Để nhắc nhở bản thân uống vitamin, hãy đặt chúng trong tầm mắt hoặc gần bàn chải đánh răng hoặc những nơi mà bạn chắc chắn sẽ phải nhìn đến mỗi ngày.

Ngày thứ 17: Đầu bé bắt đầu phát triển khá nhanh và sẽ lớn bất cân xứng trong một khoảng thời gian. Lúc này, trông bé hơi giống một con nòng nọc.
Mẹ làm cho con: Bạn có thể sốt ruột muốn đến bác sĩ thăm khám, nhưng các dịch vụ y khoa nên để sau 8 tuần kể từ kỳ kinh nguyệt cuối. Hãy chăm sóc bản thân và đợi thêm nhé!

Ngày thứ 18: Đoạn trên ống thần kinh của bé bắt đầu phát triển thành não bộ.
Mẹ làm cho con: Nếu bạn có nuôi mèo, hãy đeo găng khi dọn ổ cho nó hoặc nhờ ai đó làm thay. Phân mèo có thể gây bệnh trùng bạch cầu – được biết đến là nguyên nhân gây thai chết lưu, sinh non và các khuyết tật bẩm sinh.

Ngày thứ 19: Mắt và tai của bé bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 19. Bạn sẽ không thể biết được màu mắt thật của bé cho đến vài tháng sau khi bé được sinh ra.
Mẹ làm cho con: Nhuộm tóc trong thời gian mang thai có thể gây hại cho thai nhi, hầu hết bác sĩ khuyên bạn nên ngừng nhuộm màu tóc cho đến sau khi sinh con.

Ngày thứ 20: Chồi tay và chân của bé bắt đầu nhú ra chậm rãi và khung xương của bé lúc này đã bắt đầu thành hình.
Mẹ làm cho con: Hãy nghĩ về bé yêu. Bạn có thể muốn trưng một bộ quần áo trẻ em xinh xắn không phân biệt giới tính bằng cách treo nó đâu đó. Điều gì đó đơn giản như thế có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thật hơn.

Ngày thứ 21: Lúc này bé dài khoảng 0.3cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông và có phần đầu của túi noãn hoàng mà qua đó bé nhận được những dưỡng chất quý báu.
  Mẹ làm cho con: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong hoa quả và rau xanh không là nguy cơ đáng kể với người lớn khỏe mạnh nhưng bào thai có thể bị tấn công nhiều hơn. Bạn nên chọn các loại rau quả chăm bón hữu cơ trong khi đang mang thai. Một số loại quả tốt cho thai phụ là đào, dâu tây và táo. Các loại rau quả công nghiệp thường chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Lưu ý: Mỗi em bé phát triển hơi khác nhau một chút – ngay cả trong bụng mẹ. Những thông tin trên chỉ cung cấp cho bạn những nét chính về sự phát triển của bé mà thôi.

Tuần thai thứ 2

Ngày thai thứ 8 - 14 (ngày 22 - 28 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)

Phôi thai đã bám vào thành tử cung của bạn để sẵn sàng cho hành trình kỳ diệu của mình trong 9 tháng tới. Bé đã bắt đầu giao tiếp với bạn qua sự trao đổi chất rất nhỏ mà mẹ chưa thể nhận thấy được. Tuy nhiên, một chấm máu báo thai hay hai vạch mờ trên que thử thai đã có thể xem là một bằng chứng rõ rệt vào thời điểm này.

Em bé phát triển như thế nào?

Rất nhiều điều kỳ lạ đang xảy ra trong tử cung bạn. Em bé đang thành hình của bạn bây giờ mới chỉ là một quả bóng nhỏ với vài trăm tế bào phân chia nhanh chóng mặt. Một khi “quả bóng” này làm tổ trong tử cung, một phần của nó sẽ phát triển thành nhau thai và bắt đầu sản sinh nội tiết tố hCG. Nội tiết tố này sẽ báo cho buồng trứng ngừng rụng trứng nhưng tiếp tục sản xuất estrogen và progesterone để duy trì màng đệm tử cung với “hành khách” nhỏ xíu đang cư ngụ trên đó. Tại thời điểm này, một xét nghiệm đơn giản bằng que thử tại nhà đã có thể cho bạn biết tin vui, nhưng thường thì nên đợi thêm vài ngày nữa để kết quả chính xác hơn.



Nước ối bắt đầu tích tụ quanh phôi thai tạo thành túi ối – là chiếc đệm êm ái cho bé trong những tháng và tuần tiếp theo trong bụng mẹ. Ngay lúc này, phôi thai đã trao đổi chất với cơ thể mẹ: lấy oxy và chất dinh dưỡng, rồi “trả” chất thải qua hệ tuần hoàn sơ khai được tạo thành bởi các mao mạch li ti nối giữ em bé với các mạch máu trên thành tử cung. Nhau thai sẽ không ngừng phát triển để tiếp nhận nhiệm vụ này vào cuối tuần tới.

Tuần thai thứ 3

Ngày thai thứ 15 - 21 (ngày 29 - 35 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)

Sang tuần thứ ba, bé đã là một phôi thai liên kết với mẹ thông qua nhau thai và dây rốn đang hình thành. Kết quả thử thai bằng que thử lúc này tương đối chính xác; mẹ đã có thể chắc chắn đang có thêm một sinh linh nữa trong cơ thể mình, vậy nên hãy đảm bảo những gì mẹ ăn vào là tốt và an toàn cho cả hai nhé.

Em bé phát triển như thế nào?

Tuần thứ 3 đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn phôi thai – chỉ nhỏ bằng một hạt hoa anh túc và gồm có hai lớp: ngoại bì và nội bì. Từ bây giờ cho đến tuần thai thứ 10, tất cả các cơ quan của bé sẽ bắt đầu phát triển, một số thậm chí còn bắt đầu thực hiện luôn chức năng của mình. Do vậy, đây là giai đoạn bé dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây cản trở sự phát triển của mình nhất.

Nhau thai sơ khai cũng có cấu tạo hai lớp và đang đào hang vào thành tử cung, tạo không gian cho máu lưu thông nhằm phát triển thành nhau thai hoàn thiện – có vai trò cung cấp oxy và dinh dưỡng cho em bé – vào cuối tuần này.



Xuất hiện cùng thời điểm còn có túi ối sẽ che chở cho bé trong suốt thai kỳ, nước ối bao bọc làm đệm cho bé phát triển, túi noãn sản sinh hồng cầu cho bé và vận chuyển dinh dưỡng cho bé cho đến khi nhau thai đã hoàn thiện để thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trong 7 ngày của tuần này, em bé trong bụng bạn sẽ phát triển cụ thể như thế nào?

Ngày thứ 15: Các tế bào của bé phân thành ba lớp riêng biệt, tất cả đều có nhiệm vụ riêng. Lớp đầu tiên sẽ hình thành nên não, dây sống, dây thần kinh và da của bé.

Ngày thứ 16: Lúc này, cơ thể của bé gồm ba lớp tế bào có hình dạng hơi giống cái khiên, nở ở phần đầu và hẹp ở phần dưới – đây là hình dạng của phôi thai 8 ngày tuổi.

Ngày thứ 17: Toàn bộ mạng lưới tế bào đã vào đúng vị trí, sẵn sàng hình thành nên hệ tiêu hóa, gan và tuyến tụy.

Ngày thứ 18: Vào ngày thứ 11, các tế bào tận tụy bắt đầu tạo thành trái tim, các mạch máu, cơ và khung xương của em bé.

Ngày thứ 19: Cơ thể của bé trông đã giống một cơ thể hơn. Nếu mẹ có thể thấy bé, bé trông giống hình giọt nước lộn ngược. Hình tròn phía trên chính là đầu bé và chóp nhọn của hình giọt nước là phần mông bé.

Ngày thứ 20: Ngày thứ 13 của thai kỳ, các tế bào nhóm lại với nhau suốt theo trung tâm của cơ thể bé và tạo thành một đường ống gọi là ống thần kinh. Đây là lúc mà bé yêu bắt đầu có trí não và hệ thần kinh.

Ngày thứ 21: Trái tim nhỏ của bé đã thành hình! Một nhóm tế bào di chuyển thành hình chữ U ở vùng sẽ trở thành ngực bé sau này. Chỉ vài tuần sau ngày hôm nay, trái tim bé bỏng của bé sẽ bắt đầu đập.

Tuần thai đầu tiên

Đầu tuần này, trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và di chuyển ra khỏi buồng trứng để vào ống dẫn trứng. Trong vòng 12 đến 24 giờ tới, trứng sẽ được thụ tinh nếu một trong 250 triệu tinh trùng (lượng trung bình) bơi ngược theo âm đạo đến cổ tử cung, đi qua tử cung đến ống dẫn trứng và cắm xuyên được vào trứng. Từ đây, một mầm sống đã hình thành. Cho đến cuối tuần này, phôi sẽ bám vào thành tử cung của mẹ để bắt đầu cho hành trình của mình.

Tuần trước, sự gia tăng lượng estrogen và progesterone trong máu làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị để nuôi dưỡng trứng được thụ tinh. Lúc này, trứng trong buồng trứng cũng đang chín dần trong các túi chứa dịch, gọi là nang. Đầu tuần này (thường là ngày 14 đối với một chu kỳ 28 ngày), trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và di chuyển ra khỏi buồng trứng để vào ống dẫn trứng. Trong vòng 12 đến 24 giờ tới, trứng sẽ được thụ tinh nếu một trong 250 triệu tinh trùng (lượng trung bình) bơi ngược theo âm đạo đến cổ tử cung, đi qua tử cung đến ống dẫn trứng và cắm xuyên được vào trứng. Chỉ khoảng 400 tinh trùng sống sót sau khi vượt qua cuộc hành trình đến trứng dài 10 tiếng đầy cam go, và chỉ có một chú tinh trùng chui được vào trong trứng (mất khoảng 20 phút để tìm được lối vào)

Trong 10 đến 30 phút tiếp theo, nhân của tinh trùng sẽ hoà vào nhân của trứng để kết hợp thông tin di truyền. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, em bé sẽ là con trai; nếu mang nhiễm sắc thể X, em bé sẽ là con gái. Trong suốt cuộc hành trình khoảng 3, 4 ngày từ ống dẫn trứng đến tử cung, trứng được thụ tinh (gọi là hợp tử) sẽ phân chia thành 16 tế bào giống nhau. Sau khi đến được tử cung 1, 2 ngày, nó bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung đồng thời vẫn tiếp tục phát triển và biến đổi với tốc độ đáng kinh ngạc. Lúc này em bé của bạn chỉ là một cái chấm nhỏ xíu mà các nhà khoa học gọi là túi phôi, gồm một lớp tế bào trong sẽ phát triển thành phôi thai, và một lớp tế bào ngoài sẽ phát triển thành nhau thai (một bộ phận có hình dáng như chiếc bánh crêpe cung cấp oxy, dưỡng chất cho bào thai và chuyển các chất thải ra ngoài).

Nhật ký thai kỳ - Sự phát triển của bé - Tuần đầu tiên

Ngày đầu tiên: Ngày này, một trong hàng trăm triệu tinh trùng đã chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh cho trứng và hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) sẽ phát triển thành em bé. Màu tóc, màu da, màu mắt và các đặc điểm tính cách của bé sau này được thiết lập khi nhiễm sắc thể số 23 của mẹ kết hợp với nhiễm sắc thể số 23 của người cha.

Ngày thứ 2: Hợp tử có sự biến chuyển phức tạp hơn đôi chút và tách thành 2 tế bào (nguyên phôi bào). Những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia khoảng một lần mỗi 24 giờ cho đến khi tạo thành tất cả các bộ phận phức tạp của cơ thể đứa trẻ.

Ngày thứ 3: Kích thước trứng thụ tinh không thay đổi trong ngày này nhưng phân chia thành nhiều tế bào hơn và đã bắt đầu di chuyển chầm chậm xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ và lưu lại đây trong suốt thai kỳ.

Ngày thứ 4: Lúc này, trứng thụ tinh đã gồm khoảng 16 tế bào và đã bắt đầu tiến vào tử cung.

Ngày thứ 5: Em bé của mẹ vẫn còn rất nhỏ để có thể thấy được bằng mắt thường, nhưng bé sẽ lớn rất nhanh thôi. Từ ngày thứ 5, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung.

Ngày thứ 6: Chùm tế bào mới trong tử cung sẽ phân chia thành hai phần riêng biệt trong ngày này. Phần nằm bên trong sẽ phát triển thành em bé trong khi phần bên ngoài sẽ tách ra để tạo thành hệ thống hỗ trợ cho thai nhi.

Ngày thứ 7: Những phụ nữ dưới 35 tuổi có nhiều cơ hội thụ thai hai bé song sinh khác trứng hơn. Nếu mẹ đang mang song thai khác trứng, vào ngày thứ 7 của thai kỳ, hai túi phôi nhỏ xíu này sẽ bám vào tử cung.

Lưu ý: Mỗi đứa trẻ có một quá trình phát triển khác nhau, ngay cả thời kỳ trong bụng mẹ. Thông tin chúng tôi đưa ra chỉ để bạn có khái niệm tổng quát về sự phát triển của trẻ.

Kiêng cữ khi mang thai

Lamme category
Khi mang thai, bạn có lẽ đã và đang nghe rất nhiều lời khuyên không nên ăn cái này, không nên làm cái kia, thậm chí việc nhà cũng bị ngăn cản. Cùng tìm hiểu những điều bạn lo lắng về quan hệ vợ chồng, công việc, việc nhà, đi du lịch... khi mang thai nhé.

Dấu hiệu mang thai

Lamme category
Bạn tự hỏi có phải mình đã có thai? Cùng tìm hiểu những dấu hiệu có thai khá rõ ràng cho thấy bạn đã... có em bé, và bạn cũng có thể xác định độ chính xác của dấu hiệu mang thai này bằng các phương pháp thử thai cũng như các xét nghiệm thai kỳ đầu tiên nhé.

Chuẩn bị mang thai

Lamme category
Bạn đang chuẩn bị mang thai? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết, từ cách tính ngày rụng trứng để chọn thời điểm thụ thai tốt nhất, đến thời gian thụ thai trung bình của mỗi cặp đôi. Ngoài ra bạn cũng sẽ tìm thấy thông tin về dấu hiệu mang thai và các vấn đề về sinh sản tại đây.

test

Code: OL2.07
Address : OSC land building – Vo Thi Sau street
Type : Apartment
Bedroom:2
Bathroom: 2
View : Sea view and lake view
The net rent: 8,000,000VND/month
Lamme category
Bạn đang chuẩn bị mang thai? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết, từ cách tính ngày rụng trứng để chọn thời điểm thụ thai......
Lamme category
Chúc mừng bạn đã trở thành bố mẹ! Quá trình làm cha mẹ thật kỳ diệu nhưng cũng không kém phần vất vả đấy! Bạn cần tìm hiểu về cách chăm sóc......
Lamme category
Chúc mừng bạn đã mang thai! Đây mới chỉ là sự bắt đầu của một hành trình kỳ diệu. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về kiêng cữ khi mang thai,......
Lamme category
Nếu mang thai, sinh con là một hành trình đáng nhớ nhưng không kém phần vất vả, thì nuôi dạy con khôn lớn là chặng đường còn gian khổ và thử thách hơn......
 
Demo me & be mẫu 02 © 2011

Phương Nguyễn Blog